Website Trường Cao Đẳng Giao thông Vận Tải Trung Ương V (Tên cũ Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải II)

Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải Trung Ương V

Khoa Xây dựng Cầu đường

Phòng làm việc
Khoa XDCĐ
Điện thoại liên hệ
02363773726
Email
Đang cập nhật

Giới thiệu

Updated: 23/4/2020

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Xây dựng Cầu đường được thành lập từ năm 1992, tiền thân là Khoa Công Trình. Năm 2012, Khoa chính thức có tên Khoa Xây dựng Cầu đường khi Khoa Công trình tách Tổ Xây dựng dân dụng và công nghiệp thành khoa riêng.

Đồng hành với 45 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường, các thế hệ thầy cô giáo của Khoa đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, người lao động đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong ngành giao thông vận tải và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay Khoa có 04 Tổ môn, quản lý 04 phòng thiết bị - thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác của giảng viên và học sinh, sinh viên. Tham gia công tác quản lý, điều hành hoạt động của khoa gồm 1 Trưởng khoa, 1 Phó Trưởng khoa.

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ, hiện nay đội ngũ giảng viên có nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên cao, đáp ứng được yêu cầu đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế của Nhà trường. Khoa hiện có 31 giảng viên, 06 Tiến sĩ, 25 thạc sỹ tham gia giảng dạy các bộ môn: Cầu; Đường; Cở sở Chuyên ngành; Thực nghiệm Công trình.

3. Chức năng, nhiệm vụ:

- Quản lý giảng viên, viên chức và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

- Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần; biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu xã hội;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;

- Phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;

- Phối hợp với phòng CTCT&QLHSSV trong thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm; 

- Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo, tiếp thu, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm việc làm cho học sinh, sinh viên.

4. Những kết quả đạt được

Hoạt động đào tạo là hoạt động trọng tâm, được các thế hệ giảng viên của Khoa luôn thực hiện với sự nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm. Phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá luôn được chú trọng đổi mới, cập nhật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động thực tế được các giảng viên, sinh viên quan tâm và có kết quả tích cực. Từ năm 2015 đến nay, có 05 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của giảng viên, 03 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được nghiệm thu, có hơn 25 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học.

Các giảng viên đã chủ động tham gia các hoạt động thực tế như: Tư vấn thiết kế, giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình… góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức thực tiễn.

Bên cạnh công tác đào tạo tại trường, giảng viên của khoa tích cực tham gia, nghiên cứu sâu vào các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Từ đó cùng với doanh nghiệp, địa phương tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động của địa phương và doanh nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, Khoa đã đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho 1255 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải trong cả nước.

Với những hoạt động nổi bật nói trên, Khoa Xây dựng Cầu đường đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua: Tập thể lao động xuất sắc, bằng khen của UBND thành phố và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

5. Mục tiêu chất lượng của Khoa

- Đảm bảo duy trì tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành, đúng nghề ngay trong năm đầu sau khi tốt nghiệp tối thiểu 95%.

- 100% Nhà giáo đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.

- Chương trình đào tạo, chương trình mô đun, môn học, giáo trình đào tạo, ngân hàng đề thi đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành; các nội dung thể hiện được yêu cầu của xã hội, doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng.

- Hàng năm, thực hiện tối thiểu 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 04 đề tài cấp trường trong đó có ít nhất 01 đề tài của học sinh, sinh viên. Ít nhất 05 công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước. Tổ chức được ít nhất 02 hội nghị khoa học cấp trường.

- Đảm bảo trên 90% cán bộ, giảng viên hài long với các hoạt động của khoa; trên 80 % học sinh, sinh viên hài lòng với hoạt động giáo dục nghề nghiệp của khoa .

Liên kết website
Bình chọn

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN NGÀNH NGHỀ THEO PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

  • 60%
    77
  • 60%
    43
  • 60%
    41
  • 60%
    103
Thống kê truy cập
Đang Online
21
Hôm nay
304
Trong tháng
37,903
Tổng truy cập
116,845,167