THÔNG TIN ĐÀO TẠO
Tên nghề đào tạo: Công nghệ ô tô
Trình độ đào tạo: Cao đẳng và Trung cấp
Mã ngành nghề: 6510216 (đối với trình độ cao đẳng) / 5510216 (đối với trình độ trung cấp)
Cấp độ đào tạo: Quốc tế (đối với trình độ cao đẳng)
Hình thức đào tạo: Chính quy
Phương thức xét tuyển: Xét tuyển
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với trình độ cao đẳng)
Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên (đối với trình độ trung cấp)
Khoa chuyên ngành: Khoa Cơ khí – Điện
Mô tả nghề
Công nghệ ô tô là nghề về kỹ thuật ô tô bao gồm các hoạt động chuyên môn như sản xuất, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa phụ tùng, động cơ; bảo dưỡng, sửa chữa trang bị điện; bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (gầm ô tô); chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của các hệ thống trên ô tô; vận hành, kiểm tra động cơ và ô tô; thực hiện các công việc gia công bổ trợ như hàn điện, hàn hơi, gò, sửa dụng các thiết bị nghề nguội.
Những kiến thức chuyên môn cơ bản, cần thiết giúp người học có thể vận dụng trong công việc được trang bị dưới dạng tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ chế tạo máy móc, quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng…
Khả năng làm việc
+ Có khả năng sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra sử dụng trong nghề công nghệ ô tô;
+ Có khả năng thực hiện thành thạo công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;
+ Có khả năng thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;
+ Có khả năng lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
+ Có khả năng xác định mức độ hư hỏng, tìm ra nguyên nhân và đề ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp;
+ Có khả năng lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
Vị trí làm việc
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề cụ thể như
+ Kỹ sư vận hành, giám sát quy trình sản xuất;
+ Kiểm định viên;
+ Kỹ thuật viên bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
+ Chuyên viên phụ trách kỹ thuật;
+ Nhân viên tư vấn dịch vụ / kinh doanh;
+ Nhân viên điều hành/quản lý phương tiện vận tải;
+ Công nhân trong dây chuyền lắp ráp, sản xuất;
+ Trưởng dây chuyền lắp ráp, sản xuất;
+ Giáo viên giảng dạy thực hành;
+ Tổ chức và điều hành được xưởng sửa chữa, lắp ráp ô tô quy mô nhỏ.
Tại
+ Các tập đoàn sản xuất ô tô như: Toyota, Hyundai, Honda, Ford, Mercedes, Volkswagen, Vinfast, Trường Hải, Thành Công,...
+ Các showroom của các hãng như Toyota, Hyundai, Kia, Honda, Ford, Mercedes, Volkswagen, Vinfast, Trường Hải,..
+ Các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô
+ Các garage ô tô;
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ tùng ô tô;
+ Các trạm đăng kiểm ô tô;
+ Các doanh nghiệp vận tải đường bộ;
+ Các nhà máy/cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô;
+ Các cơ sở đào tạo nghề.
Ngoài ra người học có thể
+ Tham gia chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghệ ô tô;
+ Tham gia đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn;
+ Tự tạo công việc như làm chủ các garage....;
+ Tham gia thị trường khẩu lao động nước ngoài.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Học viên theo học nghề Công nghệ ô tô cũng có nhiều cơ hội nâng cao trình độ trong tương lai.
Có thể học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo;
Có khả năng tự học tập tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và có ý thức học tập suốt đời.
Một số hoạt động thực tế của sinh viên học nghề Công nghệ ô tô
Hình 1- Tham gia thiết kế chế tạo mô hình xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu do Hoda Việt Nam tổ chức hằng năm
Hình 2 - Sản phẩm đồ án tốt nghiệp về thiết kế chế tạo, bảo dưỡng sửa chữa các hệ thống trên ô tô
Hình 3 - Hoạt động học tập, thực hành trên các mô hình, trang thiết bị mô phỏng thực tế tại phòng học thực hành
Hình 4 - Hoạt động học tập, thực hành trên các mô hình – sản phẩm đồ án tốt nghiệp của sinh viên nghề Công nghệ ô tô tại phòng học thực hành
Hình 5 - Thực hành tay nghề trên các động cơ tại phòng học thực hành
Thông tin liên hệ
Khoa Cơ khí – Điện
Trưởng khoa: Thầy Cao Ánh Duong
Điện thoại: 0982 103 105
Email: duongca@caodanggtvt2.edu.vn
(Tin bài và ảnh: Cao Ánh Dương)