Website Trường Cao Đẳng Giao thông Vận Tải Trung Ương V (Tên cũ Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải II)

Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải Trung Ương V

Phòng Đảm bảo chất lượng và Khoa học công nghệ

Phòng làm việc
Đang cập nhật
Điện thoại liên hệ
0236.3648455
Email
dbclkhcn@caodanggtvttw5.edu.vn

Giới thiệu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng và Đối ngoại

Theo Quyết định số: 824 /QĐ-CĐGTVTTW V ngày 27 tháng 7 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V.

I. Vị trí và chức năng

Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng và Đối ngoại (sau đây viết tắt là Phòng) là một bộ phận trực thuộc cơ cấu tổ chức của Nhà trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập; có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Trường trong việc tổ chức thực hiện, quản lý các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục, khảo thí, thanh tra giáo dục; các hoạt động hợp tác với các tổ chức, cơ quan trong nước và ngoài nước theo đúng qui định của pháp luật hiện hành và của Nhà trường; là đầu mối quan trọng gắn kết các hoạt động của Trường với hội nhập quốc tế.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Khảo thí - Đảm bảo chất lượng

a. Tham mưu trình Hiệu trưởng kế hoạch xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn cấp trường, chuẩn đầu ra,… thuộc lĩnh vực quản lý của Trường theo quy định của pháp luật; Chủ trì thẩm định, trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản, biểu mẫu liên quan đến đảm bảo chất lượng giáo dục, khảo thí, thanh tra giáo dục, bao gồm:

- Quy định và hướng dẫn thực hiện các nội dung của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục.

- Quy định và hướng dẫn thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về kiểm tra chất lượng của các khâu trong quá trình đào tạo.

- Kế hoạch thanh tra giáo dục thường xuyên: năm, quý, tháng, hàng ngày.

- Quy định tiêu chuẩn đào tạo, quy chuẩn đào tạo, điều kiện hoạt động của quá trình đào tạo.

b. Tổ chức thực hiện hoạt động khảo thí như: quản lý đề thi, sao in đề thi,… trong phạm vi toàn Nhà trường.

c. Là đầu mối của hoạt động thanh tra giáo dục và hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo.

d. Chủ trì phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng giáo dục, các hệ thống quản lý chất lượng giáo dục trong Nhà trường; Tổ chức kiểm tra, đánh giá của tất cả các khâu trong quá trình đào tạo trong phạm vi toàn trường; Tham mưu trình Hiệu trưởng ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Về công tác đối ngoại

a. Phối hợp các đơn vị xây dựng và trình Hiệu trưởng về kế hoạch công tác đối ngoại của trường, chủ trương trong quan hệ và hợp tác quốc tế, quan hệ hợp tác với các đơn vị, các trường Đại học, Cao đẳng trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo của trường, quảng bá hình ảnh Nhà trường theo định hướng chiến lược được duyệt;

b. Phối hợp với các đơn vị xây dựng các đề án hợp tác, tổ chức ký kết văn bản hợp tác; theo dõi thực hiện, đánh giá định kỳ các hoạt động hợp tác của trường;

c. Chủ động tìm kiếm, duy trì mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, tìm kiếm các tổ chức đơn vị, cá nhân có khả năng, uy tín trong lĩnh vực đào tạo và khoa học công nghệ có thiện chí hợp tác với trường để đề xuất Hiệu trưởng thiết lập quan hệ hợp tác. Tiếp nhận xử lý các văn bản quan hệ đối ngoại; lập hồ sơ, thủ tục và tổ chức đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan và học tập tại trường;

d. Liên kết đào tạo ngắn hạn và dài hạn, xuất khẩu lao động, nghiên cứu khoa học để tăng cường nguồn lực cho trường, tổ chức lập các dự án mới để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và XKLĐ;

đ. Phối hợp với các đơn vị hữu quan trong và ngoài trường để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại trường;

e. Thực hiện các công tác khác do Lãnh đạo Nhà trường phân công.

III. Cơ cấu tổ chức

1. Cơ cấu tổ chức của Phòng gồm có lãnh đạo Phòng, các giảng viên kiêm nhiệm và chuyên viên. Tùy vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể.

2. Biên chế của Phòng do Hiệu trưởng quyết định trong tổng số người làm việc của Trường được giao.

3. Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm dựa trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng.

IV. Nguyên tắc hoạt động

1. Hiệu trưởng điều hành hoạt động của Phòng chủ yếu thông qua Trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của Phòng trước Hiệu trưởng;

2. Phó Trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng, trực tiếp chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về phần việc được giao.

3. Viên chức, người lao động trong Phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của lãnh đạo Phòng, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Phòng về phần việc được giao. Trong trường hợp lãnh đạo Nhà trường làm việc trực tiếp với các thành viên từ cấp phó trở xuống của Phòng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện, sau đó báo cáo lại với Trưởng phòng.

4. Phòng có trách nhiệm phối hợp với đơn vị liên quan trong và ngoài trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

V. Trách nhiệm thi hành

1. Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng và Đối ngoại và Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính và Trưởng phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng và Đối ngoại trình Hiệu trưởng xem xét, quyết định./.

Tin khác
Liên kết website
Bình chọn

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN NGÀNH NGHỀ THEO PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

  • 60%
    77
  • 60%
    43
  • 60%
    41
  • 60%
    123
Thống kê truy cập
Đang Online
6
Hôm nay
843
Trong tháng
32,461
Tổng truy cập
117,030,189