Website Trường Cao Đẳng Giao thông Vận Tải Trung Ương V (Tên cũ Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải II)

Giới thiệu nghề Công nghệ kỹ thuật Trắc địa

Ngày đăng: 21/07/2021 20:55

THÔNG TIN ĐÀO TẠO

Tên nghề đào tạo:               Công nghệ kỹ thuật Trắc địa

Mã ngành nghề:                  6510902

Trình độ đào tạo:                Cao đẳng

Hình thức đào tạo:              Chính quy

Phương thức xét tuyển:    Xét tuyển

Đối tượng tuyển sinh:        Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Khoa chuyên ngành:           Khoa Xây dựng Cầu - Đường

Mô tả nghề

Công nghệ kỹ thuật trắc địa có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chung của ngành xây dựng, bao gồm những ứng dụng trắc địa, địa chính viễn thám, định vị vệ tinh và hệ thông tin.

Công nghệ Kỹ thuật Trắc địa là nghề trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ trong thiết kế cũng như tổ chức thi công các công trình định vị qua những kỹ thuật hiện đại bằng vệ tinh, công trình bản đồ địa hình, địa chính, vận hành các hệ thống thông tin địa lý, phương pháp toàn đạc công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình.

Khả năng làm việc

+ Có khả năng lập bản đồ địa hình, địa chính;

+ Có khả năng bố trí các công trình nhà cao tầng;

+ Có khả năng đo vẽ địa hình bằng vệ tinh, xác định vị trí địa vật;

+ Có thể đo vẽ bản đồ từ ảnh hàng không với các thiết bị hỗ trợ như máy bay

+ Thực hiện các công việc trong lĩnh vực trắc địa bản đồ, đất đai, địa chính, quản lý tài nguyên thiên nhiên;

+ Có thể đo vẽ các loại bản đồ như bản đồ địa hình, đo vẽ các loại bản đồ địa chính phục vụ cho dân sự;

+ Có thể khảo sát, đo đạc triển khai vị trí công trình, thiết kế công trình, quan trắc biến dạng công trình, giám sát thi công;

+ Thực hiện khảo sát, thi công;

+ Lập bản đồ địa hình, địa chính phục vụ cho công tác xây dựng và quản lý đất đai;

+ Phân tích và dự báo, đánh giá, tổng kết, xây dựng chương trình, đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ liên quan ngành nghề;

+ Thu thập dữ liệu, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, dự án đầu tư;

+ Soạn thảo và tổ chức thực hiện chính sách, làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến khoáng sản và tài nguyên.

Vị trí làm việc

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề cụ thể như

+ Viên chức nhà nước;

+ Cán bộ địa chính;

+ Cán bộ kỹ thuật trắc địa;

+ Chuyên viên/ cán bộ phụ trách;

+ Cán bộ quản lý.

Tại

+ Các sở Tài nguyên môi trường;

+ Các sở Xây dựng;

+ Các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Các sở Giao thông vận tải;

+ Các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến công tác xây dựng và đo đạc, quản lý đất đai;

+ Các phòng địa chính

+ Các phòng quản lý đất đai;

+ Các phòng quản lý đô thị;

+ Các phòng tài nguyên - môi trường;

+ Phụ trách địa chính tại xã /phường;

+ Các đơn vị khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công thuộc các lĩnh vực xây dựng công trình;

+ Các tập đoàn khai thác, chế biến khoáng sản;

+ các tập đoàn điện lực/ dầu khí/bưu chính viễn thông.

Ngoài ra,

+ Có thể công tác trong các tổ chức quốc tế chuyên ngành trắc địa bản đồ;

+ có thể tham gia thị trường xuất khẩu lao động nước ngoài.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Học viên theo học nghề Công nghệ kỹ thuật Trắc địa cũng có nhiều cơ hội nâng cao trình độ trong tương lai.

Có thể học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo; 

Có khả năng tự học tập tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và có ý thức học tập suốt đời.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

 (1) Máy toàn đạc điện tử dùng để đo toàn đạc và đo chi tiết bố trí công trình

 

Hình 1 - Máy toàn đạc điện tử Topcon ES -105 

Hình 2 - Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS -102 N 

(2) Máy thủy bình để đo chênh cao, đo khoảng cách có độ chính xác cao, thường được sử dụng trong điều tra, khảo sát thực địa.

Hình 3 - Máy thủy bình điện tử Leica Sprinter 100M

Hình 4 - Máy thủy bình Fuji – KOH FA-2600

Hình 5 - Máy thủy bình AP 281 Pentax – Xuất xứ Nhật Bản

(3) Máy kinh vĩ  dùng để đo góc mặt bằng và góc đứng trong không gian với độ chính xác có thể đạt đến 1 giây (góc)

Hình 6 - Máy kinh vĩ quang cơ Nikon NT -2CD

(4) Hệ thống định vị vệ tinh 2 tần số GPS Topcon Hiper V có khả năng thu tín hiệu vệ tinh của nhiều hệ thống như GPS, GLONASS, QZSS… Hệ thống định vị vệ tinh GPS dùng để đánh giá chính xác vị trí, kinh độ, vĩ độ vị trí mặt bằng trong một khoảng cách nhất định.

Hình 7 - Hệ thống định vị vệ tinh hai tần số GPS Topcon Hiper VR

Hình 8 - Sinh viên sử dụng hệ thống máy đo đạc tham gia cuộc thi “Truy tìm kho báu”

                                                                                   

Thông tin liên hệ

     Khoa Xây dựng Cầu-Đường

Phụ trách khoa: Thầy Phạm Bá Quốc Thùy

Điện thoại: 0905 111 054

Email: thuypbq@caodanggtvt2.edu.vn

Thư ký Khoa: Cô Lê Thị Thu Hà

   Điện thoại: 0983010017

   Email: haxdcd@caodanggtvt2.edu.vn

(Tin bài và ảnh: Phạm Bá Quốc Thùy - Nguyễn Thị Thanh Nga)

 

Tin khác
Liên kết website
Bình chọn

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN NGÀNH NGHỀ THEO PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

  • 60%
    77
  • 60%
    43
  • 60%
    41
  • 60%
    123
Thống kê truy cập
Đang Online
36
Hôm nay
723
Trong tháng
32,341
Tổng truy cập
117,030,069