Website Trường Cao Đẳng Giao thông Vận Tải Trung Ương V (Tên cũ Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải II)

Nhu cầu nhân lực nghề Dịch vụ pháp lý trong bối cảnh hiện nay

Ngày đăng: 23/07/2021 15:45

     Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động dịch vụ pháp lý ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong việc thông thương hoá các hoạt động thương mại. Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi cơ chế hoạt động của nền kinh tế, nhu cầu về cung cấp dịch vụ pháp  lý đã phát triển liên tục, không ngừng, đặc biệt là trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

     Khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước nhiều cơ hội và  thách thức mới, lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong đó, việc nắm rõ “bộ khung” pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh lành mạnh. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư chuyên ngành về pháp lý để tư vấn đường lối chính sách cho doanh nghiệp. Giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

     Bên cạnh đó Theo niên giám thống kê năm 2019, cả nước hiện có 10.487 xã, phường; 1.274 huyện, quận, thị xã, thị trấn; cungf với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 205.689 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (số liệu đến 31/12/2018), chưa kể số lượng các tập đoàn, các công ty, tổng công ty (mỗi công ty cần ít nhất 01 cán bộ pháp lý), các trường đại học, các sở ban ngành ở các cấp, nếu bình quân mỗi đơn vị cần 01 cán bộ về pháp lý, thì đủ thấy nhu cầu cán bộ pháp lý là rất lớn.

     So với nhu cầu lớn về cán bộ pháp luật thì năng lực đào tạo pháp luật hiện có chưa thấm vào đâu. Quy mô của mạng lưới đào tạo Luật hiện nay chỉ đạt từ 3.500-4.000 cử nhân hệ chính quy mỗi năm và chỉ tập trung ở bậc đại học.

     Nhìn vào con số đó, chúng ta thấy được yêu cầu tất yếu của việc tăng cường về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lao động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ về pháp lý có nhu cầu ngày càng lớn của xã hội.

     Tại Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V, sinh viên nghề Dịch vụ pháp lý được đào tạo theo phương châm gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội; 80% sinh viên ngành dịch vụ pháp lý có việc làm ngay khi tốt nghiệp với thu nhập trong đó có tới 60% sinh viên làm việc đúng ngành nghề đào tạo như vị trí nhân sự hành chính tổng hợp, chuyên viên tài chính, nhân viên pháp chế …tại các doanh nghiệp.

     Trải qua quá trình đào tạo cùng với sự linh hoạt trong tiếp cận nhu cầu thực tế xã hội, Nhà trường thường xuyên đổi mới và cập nhật nội dung chương trình, theo học ngành Dịch vụ pháp lý, sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các phiên tòa ở tòa án quận, huyện, . .đồng thời, được trau dồi các kỹ năng mềm, kỹ năng nghiệp vụ liên quan nghề nghiệp giúp sinh viên thích ứng ngay với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

     Hiện nay vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là những thay đổi, bổ sung của chính sách pháp luật thay đổi thường xuyên; đồng thời việc dự báo cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư, kinh doanh mới trong nền kính tế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, học nghề Dịch vụ pháp lý chính là hướng đi mới giúp các bạn trẻ vững bước trong tương lai với sự nghiệp ổn định.

 

Tin bài và ảnh: Thầy Nguyễn Thế Dân

Khoa Sư phạm Giáo dục nghề nghiệp

 

Tin khác
Liên kết website
Bình chọn

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN NGÀNH NGHỀ THEO PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN NĂM 2022

  • 60%
    66
  • 60%
    43
  • 60%
    41
  • 60%
    99
Thống kê truy cập
Đang Online
8
Hôm nay
2,673
Trong tháng
89,641
Tổng truy cập
116,256,018